Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Cúng Tiên sư mồng 9 tháng giêng


Vào ngày mồng 9 tháng giêng ở quê tôi mọi người tùy theo nghề nghiệp của mình tiến hành làm lễ cúng các vị tổ của các nghề gọi là "lễ cúng Tiên Sư" .
Tiên sư còn gọi là Thánh sư, Nghệ sư là thầy dạy nghề các đời trước, là ông tổ một nghề nào đó hoặc là người đã khai phá ra nghề và truyền lại cho các thế hệ sau được thờ cúng tại xưởng hoặc tại gia. Họ chỉ là con người bình thường nhưng được nhân dân tôn thờ vì đã có công tạo ra nghề và truyền dạy cho dân chúng. Trước đây những người cùng một nghề hay cùng buôn bán một thứ hợp nhau lại thành một phường hội, lập miếu thờ Thánh Sư.
Đức Khổng Tử - ông tổ nghề dạy học. Ảnh: Internet
Đức Khổng Tử - ông tổ nghề dạy học. Ảnh: Internet
Lễ vật cúng Tiên sư tại nhà thường là hương, hoa, trà, rượu và một con gà. Trước đây sau khi cúng Tiên sư xong thì làm lễ khai bút đối với những ngành nghề liên quan đến con chữ hoặc làm mở hàng công việc của mình đối những nghề thủ công. Ngày nay, tục khai bút không còn phổ biến, nhưng những người thợ vẫn duy trì lễ ra mắt Tiên sư.
Gia đình nhà tôi hầu hết ai cũng làm nghề giáo, bởi vậy năm nào cũng vậy sáng mồng 9 tháng giêng mẹ tôi dạy thật sớm để làm mâm cúng lễ Tiên sư. Theo như quan niệm của nghề dạy học thì  tiên sư của nghề là đức Khổng Tử. Ông cũng là vị thầy cao cả nhất trong xã hội Á Đông. Người đi dạy cũng như người đi học từ xưa luôn luôn xem ông là bậc "vạn thế sư biểu" tức là ông thầy tiêu biểu của muôn đời. Là một nhà giáo dục chân chính, một bậc thầy vĩ đại không phải chỉ riêng của Trung Hoa mà còn của cả thế giới loài người. Nhờ Khổng Tử địa vị của ông thầy được người đời xưa nâng cao, hơn cả địa vị của ông cha, chỉ đứng sau địa vị của ông vua. Đến khoảng 6h sáng là nhà tôi hoàn tất việc cúng kính, cả gia đình cùng nhau quay quần bên bữa cơm cúng buổi sáng để nhắc nhở bảo ban công việc phải làm như thế nào cho giữ được phẩm chất của ngành nghề.
Cúng tiên sư ngành nghề là thể hiện tinh thần "uống nước nhớ nguồn" và "tôn sư trọng đạo" để nhớ ơn các bậc tiền nhân có công truyền dạy nghề và đây cũng là dịp để khuyến khích, hỗ trợ nhau trong công việc làm ăn. Chính vì vậy mà ngày cúng Tiên sư là một nét văn hóa truyền thống cần được giữ gìn và phát huy trong cuộc sống hiện đại với biết bao bộn bề công việc.
Hoàng Anh

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Tết Thanh Minh


Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Ðông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm).
* Tết Thanh Minh
Nhân ngày Thanh Minh, cũng như nhiều dân tộc Á Đông khác. Dân ta có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.

Lễ tảo mộ:
 Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ. Nhân ngày lễ Thanh Minh người ta mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hài cốt của người thân đã khuất. Sau đó cắm mấy nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá vãng. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.Trong ngày tảo mộ, bãi tha ma vốn vắng lặng bỗng trở nên sầm uất. Mọi người đi tảo mộ đều vui vẻ và ăn vận rất chỉnh tề. Các ông già bà cả thì lo khấn vái nơi phần mộ. Thanh niên nam nữ cũng nhân dịp này mà phô sắc phô tài. Cả trẻ em cũng theo cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là bố mẹ muốn tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia đình. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa. 

Tục lệ tảo mộ: Thường người ta đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh trời quang mây tĩnh, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về hưởng cỗ con cháu cúng trong dịp này. Nhưng cũng có nhiều nơi người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày TếtNhiều làng thuộc tỉnh Hà Ðông ở vào vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương và cả bãi tha ma đều ngập nước, thì người ta đi tảo mộ vào đầu tháng chín, sau khi nước đã rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào thì việc thăm nom mồ mả tổ tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.


Cúng lễ trong ngày Tết Thanh Minh: Tết Thanh Minh cũng là dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về. Cũng có nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi mộ. Còn sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia tiên nội ngoại về phối hưởng. Người ta thường cúng mặn trong ngày Thanh Minh, nghĩa là có làm cỗ, hoặc không làm cỗ thì cũng có đĩa xôi, con gà cùng với hương hoa, trà rượu, vàng mã. Và đồng thời với việc cúng tổ tiên cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp.
 
Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi (một hiền sĩ thời Xuân Thu có công phò Tần Văn Công), bị chết cháy ở núi Ðiền Sơn. Cũng như ngày mùng năm tháng năm tết Ðoan Dương cũng xuất xứ bên Trung Quốc là giỗ ông Khuất Nguyên (đời Xuân Thu, thờ vua Sở Hoài Vuơng) gieo mình chết trôi ở sông Mịch La. Ðành rằng dân ta theo tục đó nhưng khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà mình.
Ở nước ta, tết Đoan Ngọ được coi trọng và xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Ðán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, con rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập vào hai lễ Tết đó.

Tết Ðoan Dương còn nhiều tục truyền đến nay; Sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì giết sâu bọ bằng uống rượu hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay, móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu. Vì là đoan ngọ nên cúng gia tiên phải cúng vào giờ ngọ. Tục hái thuốc mùng năm cũng bắt đầu vào giờ ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây có thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhưng các loại có độc chẳng hạn lá ngón, cà độc dược, lá sắn... chẳng dám hái.

Tết Hàn Thực

Tết Hàn thực là ngày Tết được tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch. "Hàn thực" nghĩa là "đồ ăn lạnh". Ngày Tết này diễn ra ở hầu hết các vùng lãnh thổ Việt Nam.

Điển tích Tết Hàn thực
Ở Việt Nam, hàng năm vào ngày này, nhiều gia đình cho xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên. Có lẽ đó cũng là một cách tưởng niệm người thân trong những ngày tháng cuối Xuân, chứ ít người biết đến hai chữ "Hàn thực" gắn với một điển tích ở Trung Quốc.

Ảnh:muivi.com
Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, công tử Trùng Nhĩ (về sau là vua Tấn Văn Công) khi gặp cảnh hoạn nạn, đói quá, được Giới Tử Thôi cắt thịt đùi mình nấu dâng cho ăn. Sau mười chín năm phiêu bạt, Trùng Nhĩ lại được trở về nắm giữ Vương quyền nước Tần. Vua ban thưởng cho tất cả những người đã cùng nếm mật nằm gai, nhưng lại quên mất Tử Thôi. Tử Thôi cũng không oán giận gì (vì nghĩ việc giúp đỡ Trùng Nhĩ là một nghĩa vụ của kẻ bề tôi) và đưa mẹ vào sống ở núi Điền. Lúc vua nhớ ra, cho người tới mời mà không được, liền sai đốt rừng để Tử Thôi phải ra. Nhưng Tử Thôi không chịu và hai mẹ con cùng chết cháy. Hôm ấy đúng ngày mồng năm tháng Ba. Đau xót, vua sai lập miếu thờ trên núi và đổi tên núi đó là Giới Sơn. Người quanh vùng thương Tử Thôi nên hằng năm, từ ngày mồn 3 đến ngày mồng 5 tháng Ba (ba ngày) thì kiêng đốt lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn. Ở Việt Nam cũng theo tục ấy và ăn Tết Hàn thực ngày mồng 3 tháng 3.
Từ thời Lý (1010 đến 1225) nhân dân Việt Nam đã tiếp nhận Tết này nhưng chỉ tổ chức vào một ngày mồng 3 tháng Ba (âm lịch), không kiêng đốt lửa và thường làm bánh trôi, bánh chay thay cho đồ nguội. Mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên chứ ít ai rõ chuyện Giới Tử Thôi. Hiện nay, Tết này vẫn thường đậm nét ở miền Bắc - nhất là các tỉnh quanh Hà Nội.

Ảnh:cookingand.blogspot.com
Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng đã được Việt hóa từ lâu đời. Đối với người Hoa, họ thường làm bánh trôi, bánh chay để hôm sau ăn tránh việc nổi lửa để tưởng nhớ một vị trung thần này. Vào ngày này, trên ban thờ gia tiên, trên mâm cỗ tại điện thờ hay một số chùa chiền, nguời ta thường dâng cúng bánh trôi, bánh chay. Người Việt tượng trưng Tết Hàn thực bằng những thức ăn nguội bánh trôi – bánh chay. Vì vậy người Việt còn gọi Tết Hàn thực bằng một tên gọi khác là Tết bánh trôi – bánh chay.  Mâm lễ Tết Hàn thực thường có: hương, hoa, trầu cau, ba hoặc năm bát bánh trôi, bánh chay dâng lên bàn thờ. Đối với người Việt Nam, Tết Hàn thực vừa để tưởng nhớ người xưa vừa là dịp để mọi người viếng thăm và tảo mộ người thân và cúng gia tiên mong một mùa hạnh phúc, ấm no.
Bánh trôi – bánh chay ngày Tết Hàn thực

Ảnh:blogtamtay.vn
Gạo làm bánh trôi, bánh chay phải chọn được nếp cái hoa vàng, thứ gạo tròn hạt, đều tay, như các cụ thường nói "nếp đếm trăm được". Cứ chín phần nếp, cho một phần tẻ hoặc cùng lắm là cho đến non hai phần tẻ. Bởi nếu ít tẻ thì bánh dính và chảy, không thành hình tròn đẹp, mà nhiều quá thì lại bị cứng bánh, ăn dai mất ngon. Gạo nếp lẫn gạo tẻ vo sạch, ngâm mềm, vo sơ lại cho sạch rồi đem xay nhuyễn trong cối xay có cho nước vào từ từ, trút bột nước vào túi vải treo lên cho ráo nước, nhào lại bột cho thật dẻo, mịn.

Ảnh:hopham.vn
Đỗ để làm nhân bánh cũng phải là loại giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm, đem hấp chín tơi, giã mịn, trộn với đường kính trắng làm nhân bánh chay. Đậu xanh ngâm mềm, đãi sạch vỏ, hấp hoặc đồ chín, xúc ra đem giã nhuyễn, chừa lại một ít chưa giã để trang trí. Xào phần đậu xanh đã giã với đường, vê lại bằng cỡ nhỏ hơn viên bánh trôi một chút. Quấy bột sắn dây hoặc bột đao với nước pha đường, kèm một chút nước gừng, đun nhỏ lửa, đảo đều tay cho bột hơi sánh lại và không bị cháy khét ở đáy nồi.
Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là loại đường phên Dương Liễu, Cát Quế, chặt thành những viên nhỏ như hạt lựu, làm nhân bánh trôi.

Ảnh:cookingand.blogspot.com
Khi vê bánh tròn, đặt bánh lên một tấm vải khô sạch để hút nước để tránh cho bánh bị méo khi thả vào nước luộc. Nồi nước luộc nên để nhiều nước, đun nhỏ lửa. Nên có một nồi nước đun sôi để nguội bên cạnh, khi bánh chín nhúng vào nước nguội để vớt ra đĩa (đối với bánh trôi), ra bát (đối với bánh chay), bánh không bị dính vào nhau.

Ảnh:kokotaru.com
Tùy theo sở thích của mỗi người, bạn có thể rắc thêm vài sợi dừa nạo nhỏ, hoặc dăm hạt đỗ xanh thổi chín còn nguyên hình hoa cau. Bát bánh sẽ trông như một đóa hoa cánh trắng, nhụy vàng, phủ dưới làn nước trong và thơm ngát.

Tết Nguyên Đán



Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc.Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
 Ý NGHĨA NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN
Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ.
Chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ đán có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên.
Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, Tết là do xuất xứ từ “tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta.
Theo tín ngưỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.
Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời.
Mấy tiếng “Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Không thế thì làm sao Huỳnh Văn Nghệ có cảm hứng để lưu truyền cho hậu thế hai câu thơ bất hủ “Từ thuở mang gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tình thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa.. Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng.
Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân. Vì vậy vào những ngày cuối năm, mọi hoạt động đều hướng vào Tết, chuẩn bị cho Tết. Các ngành, các cấp đều có kế hoạch cho ngày hội đặc biệt này. Từ thương nghiệp đến giao thông vận tải, văn hóa đến an ninh công cộng, nhất là các ngành dịch vụ thì cứ là “bận như Tết”. Các công sở, xí nghiệp, trường học cũng đều có kế hoạch tham gia Tết, đồng thời giải quyết những nhu cầu đặt ra trong nội bộ đơn vị.
Rõ nét nhất là không khí chuẩn bị nhộn nhịp khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về…
Theo tập tục, đến ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa tiễn ông Táo về Trời tâu việc trần gian thì không khí Tết bắt đầu rõ nét. Ngày xưa, dưới thời phong kiến, từ triều đình đến quan chức hàng tỉnh, hàng huyện đều nghỉ lễ từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày khai hạ (từ 7 tháng Giêng).
Ngày nay, trong thời kỳ hiện địa, việc tổ chức nghỉ Tết, vui Tết được quy định hợp lý, khoa học hơn – Vừa văn minh, lịch sự, không lãng phí thời gian, phù hợp nếp sống công nghiệp vừa bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc và ý nghĩa nhân sinh của ngày Tết thì không có gì thay đổi. Đó cũng là nét đẹp truyền thống văn hóa dân gian cần được giữ gìn và phát huy.
BPT.St.

ThờThổ Địa

Thổ Địa là vị thần thủ hộ về đất đai nhà ở. Danh xưng chính thức của Ngài là “Phước Đức Chính Thần” . Trong dân gian còn xưng là “Hậu Thổ”, “Xã Thần”, “Xã Công”, “Bá Công”, “Thổ Địa” hoặc “Phúc Thần” . Ở các nơi thờ phụng ngoài trời hay Miếu Vũ thì tôn xưng là “Phước Đức Chính Thần”.
 Phước Đức Chính Thần  (Thổ Địa Công )
*Đất nước chúng ta (TQ) từ xưa lấy nông nghiệp làm gốc, cho nên trăm họ đều coi trọng đất đai, vì có đất mới có thể sản xuất ra ngũ cốc để ăn mà sống. Vì thế, đối với đất đai có sự biết ơn rất lớn, từ đó, sinh ra tâm lý sùng bái và sáng tạo ra một vị thần đất để thờ phụng. Thổ Địa Công hiện hữu là như vậy.
*Đời nhà Châu, cứ 25 nhà thì gọi là một xã. Mà đã lập ra xã, thì hàm nghĩa là đã có “đất”. Thế nên sau khi lập thành xã, thờ vị thần đất gọi là “Thổ Địa Công”. Mỗi xã lập ra một cái “đàn” để cúng Thổ Địa, cầu cho trúng mùa no ấm.
*Theo truyền thuyết thì Thần Hậu Thổ là vị chưởng quản hết tất cả đất đai chung cả nước, vậy Thổ Địa Công là vị coi sóc vùng đất nhỏ của địa phương nào đó. Phàm người lúc sống mà có công đức với vùng đất nào đó, thì khi chết được phong làm Thần Thổ Địa. Sở dĩ Thổ Địa được tôn xưng là “Phước Đức Chính Thần” là vì lúc xưa, các tụ lạc gọi là “Xã” và gọi thần Thổ Địa là “Xã Công”.
Lúc mới bắt đầu thờ thì còn rất là trừu tượng, về sau mới nhân cách hóa bằng hình ảnh hai vợ chồng, gọi là Xã Công và Xã Mẫu, cũng gọi là “Thổ Địa Công” và “Thổ Địa Bà”. Đó là vị thần tượng trưng cho đạo nghĩa của đất nước. Vì thế, Thổ Địa là vị thần đứng đầu trong hàng các thần được thờ cúng.
*Ngày xưa, việc cúng tế trời đất chỉ dành riêng cho vua chúa mới được cúng , gọi là “Xuân Thu nhị tế” (cúng vào hai mùa Xuân Thu). Do đó, dân gian mới tạo ra hình tượng Thổ Địa Công để nói lên sự biết ơn đối với đất đai trồng trọt mà khỏi phạm vào luật cấm của vua quan.
Đất nước ta (TQ) theo nông nghiệp là chính, nên trước khi vào vụ trồng cấy, cúng vái Thổ Địa phù hộ cho trúng mùa, đến lúc thu hoạch thì cúng Thổ Địa để tạ ơn được mùa. Lần đầu cúng gọi là “Xuân kỳ”, lần sau cúng gọi là “Thu báo”.
-Ngày xưa, lễ “Thu báo” thường là vào ngày rằm tháng tám, tức là lúc đã thu hoạch xong mùa vụ, vừa cúng tạ ơn trúng mùa, vừa cầu xin phước lộc với Ngài “Thổ Địa Công”. Có lẽ đây là nguồn gốc của Tết Trung Thu ngày nay vậy.
*Việc sùng bái Thổ Địa phát triển mạnh vào thời Minh Thái Tổ. Theo “Lang Nha Mạn Sao” nói rằng, Minh Thái Tổ sinh ra đời trong một cái Miếu Thổ Địa, cho nên thời nhà Minh, số lượng Miếu Thổ Địa tăng rất nhiều, không nơi nào là chẳng có.
*Việc tạo ra hình tượng Thổ Địa Công cũng nói lên được những nét đặc thù về chức trách của Ngài. Đó là một ông già râu tóc bạc trắng, tay cầm gậy tượng trưng cho sự gìn giữ đất, một tay cầm khối vàng hoặc ngọc như ý, là nói đây là Thần Tài của vùng đất. Nếu nơi nào có được những người đỗ đạt trạng nguyên, tiến sĩ (ngày nay là hương trưởng, huyện trưởng) thì Thổ Địa nơi đây có thêm chiếc “mão quan”.
*Trong dân gian, ngoài việc thờ Thổ Địa Công làm thần đất, còn thờ thêm Tài Thần và Phúc Thần, vì dân gian tin rằng, hễ “có đất là có tiền”, do đó, Thổ Địa Công được các thương gia tôn làm “thần thủ hộ”.
Truyền thuyết nói rằng,Ngài ngoài chức trách giúp cho nông dân trúng mùa, còn thêm chức năng trấn yểm quỉ thần, giải trừ xua đuổi ác ma. Vì thế, dân gian hay đến miếu để thỉnh Ngài về nhà trừ tà ma yêu quái. Về sau mới phát triển dần đến việc mỗi nhà đều có thờ “Ngũ Thần” trong đó có Thổ Địa Công.
Còn nhà nào không thờ Thổ Địa thì mỗi tháng vào ngày mùng hai và mười sáu. Bày hương án ra trước cửa cúng vái Thổ Địa Công, từ đó hình thành tập quán cúng Thổ Địa vào hai ngày sau ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày rằm) (tức là ngày mùng 2 và ngày 16) (*Ngày nay trở thành cúng cô hồn chiến sĩ-ND)
*Hình tượng thờ Thổ Địa thường là một vị đầu đội mão, hai bên mão có hai tua phủ xuống đến vai. Mặt vuông mà đầy đặn, hai mắt hơi híp, tóc bạc râu dài bạc, dáng dấp hiền hòa dễ thương. Mình ngồi ghế “thái sư”, tay phải cầm ngọc như ý hoặc cầm trượng, tay trái nắm “khối vàng”, hai vai là đầu và đuôi rồng thêu trên áo lộ ra, bụng to nổi lên rất đẹp, hai chân buông xuống theo thế tự nhiên. Trong ý tưởng của dân gian hai âm “phúc” (bụng) và “phúc” (trong phúc đức) là giống nhau, cho nên người ta dùng hình tượng “bụng to” để nói lên sự “được phúc lớn”.
*Truyền thuyết về Thổ Địa Công rất nhiều :
* Phước Đức Chính Thần họ Trương tên Phước Đức, sanh vào ngày mùng hai tháng hai đời Chu Vũ Vương năm thứ hai. Từ nhỏ, tỏ ra thông minh và rất hiếu thảo. Đến năm 36 tuổi, làm quan thâu thuế của triều đình. Ông rất liêm chính, thương xót bá tánh khổ sở, nên đã tâu xin giảm nhiều hạng mục thuế vụ, dân chúng rất sùng kính.
Đến năm thứ ba đời Chu Mục Vương thì từ trần, thọ một trăm lẻ hai tuổi. Chết đã ba ngày mà mặt không đổi sắc, có một nhà nghèo kia đem bốn tảng đá lớn xây thành ngôi nhà bằng đá để thờ phụng ông. Chẳng bao lâu sau, nhà nghèo kia trở nên giàu có, mọi người đều tin là do thần ân hộ trì, nên chung lại mà xây thành Miếu Thờ , lễ lạy kim thân Ngài.
Những người buôn bán thường đến cúng bái, được Ngài gia hộ nhiều may mắn. Vị quan thâu thuế thay Ngài rất tham lam, bóc lột nhân dân thậm tệ, ai nấy rất oán giận. Do đó, người ta tưởng nhớ đến lòng tốt của Trương Phước Đức thêm nhiều, và miếu thờ của Ngài trở thành Miếu Thờ “Phước Đức Chính Thần”.
*Lại có một truyền thuyết khác, vào đời Thương ,Chu, vị quan thượng đại phu ở triều đình, trong nhà có một tên đày tớ họ Trương tên Minh Đức. Người con gái nhỏ của quan đại phụ nhớ cha, nhờ người đày tớ họ Trương nầy ẳm đi thăm cha. Nhưng trên đường xa, ngày nọ bổng trời đổ tuyết xuống rất nhiều, đứa con gái nhỏ sắp chết cóng, nhưng nhờ họ Trương xả thân lấy hết quần áo ủ ấm cho bé gái thoát chết, còn bản thân anh ta thì bị chết vì lạnh lúc quay trở về nhà.
Khi người nghĩa bộc vừa chết, trên không trung bổng hiện ra tám chữ “Nam Thiên Môn Đại Tiên Phước Đức Thần”. Mọi người lấy làm kinh dị, cho rằng thiên đình đã phong chức cho người nghĩa bộc họ Trương . Còn vị quan đại phu cảm niệm ơn đức cứu mạng con mình, dã cho xây Miếu Thờ. Đến đời Chu Vũ Vương được người đời tặng là “Hậu Thổ”, cho nên Thổ Địa Công mới có danh hiệu “Phước Đức Chính Thần”.
*Cũng có truyền thuyết nữa là, vua Tần Thủy Hoàng bạo ngược, bắt dân xây dựng Vạn Lý Trường Thành, người chồng của nàng Mạnh Khương tên Hàn Kỷ Lang cũng bị bắt đi làm xâu (sưu), chẳng may bị chết dưới thành. Nàng Mạnh Khương đi tìm xác chồng nhưng không gặp, liền khóc đến nổi lật cả tường thành lên, hiện ra vô số bộ xương người, không có cách nào biết được xương của ai.
Có một lão ông xuất hiện bảo:-“Trích máu của người vợ nhỏ vào xương, nếu xương nào hút máu cực nhanh, thì đó là xương của chồng. Nếu tìm được xương của chồng cô rồi, tôi nguyện làm người giữ mộ”. Nàng Mạnh Khương nghe theo, quả nhiên nhận ra hài cốt của chồng, cùng ông lão đem chôn cất. ông giữ lời hứa, ở mãi nơi đó giữ mộ đến cuối đời. Từ đó có truyền thuyết về “hậu thổ” là vì thế.
*Trong sách “Lễ Ký—Giao Đặc Tính” có ghi:- “Người gia chủ là “trung lựu” , tức là người đứng đầu của “xã” (làng)” (Thần Trung Lựu tức là Thổ Thần).
*Sách “Lã Thị Xuân Thu—Mạnh Đông Ký” chép:- “Nầy là tháng tốt, từ công xã đến xóm ấp, hưởng “ngũ kỷ” của tổ tiên” (Ngũ kỷ gồm:- Mộc là thần Câu Mang, cúng để giữ nhà, Hỏa là thần Chúc Dung, cúng để giữ bếp, Thổ là Hậu Thổ, cúng thần Trung Lựu (hậu thổ tức là “xã”), Kim là thần Nhục Thu, cúng để giữ cửa, Thủy là thần Huyền Minh, cúng để giữ giếng).
*Sách “Bạch Hổ Đạo Nghĩa” nói rằng:- “Ngày xưa, từ thiên tử đến thứ dân, ai cũng được phong đất để lập ra “xã”, lấy phước của người ấy mà báo công. Người mà không đất thì không thể lập ra “xã”, không có ngũ cốc thì chẳng có cái để ăn, cho nên phong đất lập “xã” ắt phải có Thổ Địa vậy” Hoặc :-“Xã tức là Thần Thổ Địa vậy”, Hậu thổ của người gọi là “Xã Thần” hay “Thổ Thần”.
*Trong “Thần Dị Điển—Xã Tắc chi thần Tổng bộ luận” có nói:- “Bậc tiên nho cúng tế Thần Ngũ Thổ tại mỗi “xã”. Ngũ Thổ là:- một là rừng núi, hai là sông ngòi, ba là gò đống, bốn là sình lầy, năm là đồng bằng. Đời nhà Minh gọi “xã” tức bây giờ gọi Thổ Địa. Phàm ở chỗ có đất, người mới nương tựa được, nên phải cúng đất”.
Cho nên, bất cứ nơi nào cũng phải có “Xã Thần”, bởi vì dù lớn như một nước, nhỏ như một địa phương, nếu chẳng luận đến tôn ti trật tự thì không thể tồn tại được”. Lại nói thêm Phước Đức Chính Thần  (Thổ Địa Công ) “Đầu ruộng đuôi ruộng đều là của Thổ Địa Công” để thể hiện sự tôn kính đối với thần xã. Thưở ban sơ, vị nào đến một nơi hoang vu để khai phá, cũng hết sức vất vả khổ sở và chịu nhiều hiểm nguy mới biến thành đất bằng, tạo nên làng xã. Những vị nầy rất xứng đáng được người sau tôn thờ làm Thổ Địa Công lắm vậy !
*Sách Hiếu Kinh Vĩ nói:- “Thần xã tức là sao Khuê của đất đai. Đất đai ngày nay được rộng lớn chẳng thể không kính trọng người có công khai phá, vì thế phong Thổ Địa làm Thần Xã , là cách tưởng nhớ công ơn người trước vậy”.
*Sách “Xuân Thu Tả Truyện” viết:-“Thần Cộng Công có người con trai tên Câu Long, giúp Chuyên Húc an định chín vùng đất, nên thành ra Hậu Thổ, lại phong làm Thượng Công, khi cúng tế thì gọi là Thần Xã”.
*Sách “Lễ Ký—Vương Chế” có viết:- “Cúng tế cho “xã” của vua làm cỗ lớn, cúng tế “xã” của chư hầu làm cỗ nhỏ.” Lại nói:- “Vua hợp nhiều người lại làm “Xã”. Xã là Hậu Thổ, để cho dân thờ cúng”. Vậy nói Hậu Thổ tức là nói vị thần của “Xã” vậy.
*THỔ ĐIA CÔNG là thần thủ hộ của một địa phương làng xã, quản lý hết đất đai của mọi người mọi nhà. Nên tục ngữ nói “Trang đầu trang vĩ Thổ Địa Công” (đầu xóm cuối xóm cũng là đất của Thổ Địa). Vì thế, nơi nào cũng phải thờ kính, người người đều phải cúng. Từ người buôn bán đến nông dân…ai cũng hết sức thành tâm cúng tế Ngài.
Thổ Địa Công đã từ “thần đất” chuyển hóa thành “thần người”, biểu lộ tinh thần “Trời người hợp một” của người Trung Quốc, thành ra quan niệm có tính cách “đa thần”, dung hợp được chủ thể và khách thể một cách hài hòa.
Ngày nay, tuy xã hội đã có nhiều tiến bộ về khoa học, nhưng niềm tin về Thổ Địa Công vẫn không mất. Từ những nhà hàng lớn, hảng xưởng, công ty, tiệm quán đến từng nhà mọi người… đâu đâu cũng thấy có sự hiện diện của Thổ Địa Công. Bởi vì Ngài là Phước Thần, Tài Thần mang lại sự phồn vinh giàu có cho mọi người, niềm tin về Ngài có lẽ mãi mãi không bao giờ mất.
*Hàng năm vào ngày mùng hai tháng hai âm lịch (Xuân Kì) và ngày rằm tháng tám (Thu Kì) . chúng ta nên cúng tế Thổ Địa Công để cảm tạ ân đức của Ngài.
*Ngày vía chính thức của Phước Đức Chính Thần là ngày mùng hai tháng hai âm lịch.
Nguồn: Tổng Hợp

Thơ Thần Tài

Một nhân vật lịch sử là Phạm Lãi cũng được coi là Tài thần. Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù vua Ngô Phù Sai.
1. Người Hoa là cộng đồng được coi là sở trường về doanh thương nên tập tục thờ thần Tài đã trở nên quan yếu và phổ biến có phần lâu đời trong lịch sử tín ngưỡng. Ngược lại, người Việt là cư dân “dĩ nông vi bản” nên bảo thủ tập tục thờ thần Đất và tín lý phồn thực.
Nguồn Gốc Thờ Thần Tài
Đến cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thần Đất và thần Tài ở xứ ta vẫn chưa khu biệt rõ. Trong Đại Nam quốc âm tự vị (Sài Gòn, 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩa Thổ thần và Tài thần đều là “thần Đất, thần giữ tiền bạc” (Tome II, tr. 336) và đến tận bây giờ, thần Tài và Thổ Địa vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty, tiệm quán, tư gia… thậm chí ở trên nóc tủ bán thuốc lá lẻ lề đường.
Và điều đáng chú ý là, hình tượng vị thần Tài của người Việt, xét về mặt đồ tượng học, là một biến thể của Thổ Địa Phước đức chính thần của người Hoa. Đây là bằng chứng chỉ ra một cách thức ảnh hưởng tín ngưỡng Hoa đối với người Việt.
2. Trong thực tế, đối với người Hoa, Thổ Địa cũng là một trong các thần Tài.
Nói cách khác, cũng do nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu nên thần Đất cũng là thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài là do thuyết ngũ hành tương sinh: Thổ sinh kim.
Điều cần lưu ý là tín lý về thần Đất của người Hoa rất đa dạng, thậm chí là phức tạp, bởi chúng được quy chiếu theo những lý sự đa tạp khác nhau. Ở đây không trình bày tường tận dài dòng được. Đại thể, ở đây, vị thần Đất chủ quản cả vùng Chợ Lớn (Sài Gòn phố thị xưa) được thờ ở Nhị phủ hội quán (tục gọi là “chùa Ông Bổn”).
Theo bài vị thờ tên gọi chính thức của thần là “Nhị phủ miếu Đại Bá Công”, được đồng nhất với ông Bổn (Bổn Đầu công Châu Đạt Quan). Trên bức hoành treo trước chính điện Nhị phủ miếu ghi rằng “Ngô Thổ Địa dã” (Ta là Thổ Địa đây) và công năng chính của thần là bảo trở việc tài lộc.
Điều này cho thấy đây là vị thần Tài, thần Đất và nhân thần; song thực chất đây là vị thần thuộc “ngũ thổ”: thần Thổ Phủ, bảo hộ kho chứa hàng hóa, hiểu rộng là chợ búa và hiểu rộng hơn là vùng Chợ Lớn/Bazar Chinois.
Ở các xóm người Hoa cư trú tập trung (khu phố, con hẻm, đường phố…) có miếu thờ Thổ Địa Phước đức chính thần. Đồng thời ở các cơ sở thờ tự cũng thờ Thổ Địa Phước đức chính thần bảo hộ cho đền, miếu bên cạnh môn quan. Tại tư gia, vị thần Đất bản gia (được thờ ngay trước cửa, bệ thờ giản dị, đặt sát nền hiên) được định danh là Môn khẩu Thổ Địa tiếp dẫn Tài thần. Vậy là công năng vị thần Thổ Địa này là tiếp dẫn tài lộc cho chủ nhà.
Chức năng kép của thần Đất được biểu thị rõ ở câu đối sau đây:
* Thổ sinh nhất kim, ngũ hành chúng trân quý
* Địa trưởng vạn vật, tứ quý ca bình vinh.
3. Ngoài thần Đất được thờ tự để cầu tài, người Hoa còn thờ nhiều thần Tài khác.
Phổ biến và tôn quý nhất là thần Tài “Tài Bạch tinh quân”, “tinh quân” là ngôi sao trên thượng giới. Đây là vị thần thường thờ tự tôn kính ở các đền miếu, đặc biệt phổ biến là các cơ sở thờ tự thuộc nhóm phương tộc Triều Châu. Tài Bạch tinh quân gồm 5 vị thần, chủ bộ Tài lộc thiên giới, do Kim long Như ý chánh nhốt Long hổ Huyền đàn chân quân (tức Triệu Nguyên soái/Triệu Công Minh) đứng đầu và 4 phụ tá: Chiêu Bảo thiên tôn, Nạp Trân thiên tôn, Chiêu Tài sứ giả, Lợi Thị tiên quân.
Thần Tài theo người Việt:
Trên trời có Tài Bạch tinh quân, dưới đất cũng có thần Tài âm phủ. Hình tướng vị thần Tài này giống một phán quan, đen thui, trên đầu đội mũ ống cao, có dòng chữ “Nhất kiến phát tài”. Vị thần Tài này đầu tiên thờ ở Điện Ngọc Hoàng và gần đây mới có mặt ở một số chùa Hoa khác.
Tục truyền, trước đây, người ta đến cầu xin giải hạn: lấy vải thô trắng quấn quanh tượng và thi thoảng các tay cờ bạc mới đến cầu tài. Nay thì, vị thần Tài âm phủ này được nhiều người cầu cúng, vay tiền thiêng để đem về mua may bán đắt.
Kế đó là thần Tài Lưu Hải. Hình tướng vị thần Tài này thấy ở trên cột trước Tam sơn hội quán và trên bờ nóc Điện Ngọc Hoàng: một chàng trai trẻ, tay cầm một sợi dây ngũ sắc buộc một con cóc ba chân hay mang trên vai một sợi dây buộc những quả trứng với các đồng tiền vàng.
Theo truyền thuyết Trung Quốc, Lưu Hải là tể tướng dưới triều Lương Thái Tổ (907 - 926). Ông từ quan ở ẩn, được Lữ Đồng Tân (một trong Bát tiên) truyền bí pháp luyện quặng vàng thành linh đơn trường sinh bất tử. Truyền thuyết khác lại kể rằng, Lưu Hải là con trai một lái buôn người Phước Kiến.
Ông đã câu được con cóc ba chân ở một cái giếng cạn, biểu thị cho việc phát tài (cóc có âm là “thiềm”, đồng âm với “tiền”). Giới thương buôn thường thờ Lưu Hải, dán tranh vẽ trên hai cánh cửa tiệm, quán để cầu tài. Trong những năm gần đây, tượng cóc ba chân và miệng ngậm tiền được tạo hình độc lập (không gắn với Lưu Hải) được bày bán rộng rãi. Người ta mua về chưng ở nơi thờ thần Tài - Thổ Địa hay nơi trang trọng trong nhà để biểu thị cho việc cầu tài lộc.
Phổ biến không kém Lưu Hải là cặp nữ thần Tài Hòa Hợp nhị tiên. Hình tướng thường thấy của cặp thần Tài này là cô gái: một hài âm cầm bó hoa sen (sen: hà, hài âm “hòa”) hay bó lúa (lúa: hòa); và một bưng cái hộp (hài âm “hợp”). Cặp nữ Tài thần này là đề tài của điêu khắc gốm, chạm gỗ phổ biến của ngành công nghệ miếu vũ của người Hoa.
Thần tích là một truyền thuyết kể về hai chị em Hòa và Hợp buôn may bán đắt. Họ buôn món hàng gì cũng đắc lợi, kể cả những việc cố ý phá bỏ cũng phát tài. Ở Trung Quốc, Hòa Hợp nhị tiên là đối tượng sùng bái của những người sản xuất đồ gốm sứ, thợ nung vôi và người bán quạt.
Một nhân vật lịch sử là Phạm Lãi cũng được coi là Tài thần. Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù vua Ngô Phù Sai. Sau khi đã toại chí, Phạm Lãi không màng công danh phú quý nên bỏ đi ở ẩn.
Dã sử kể rằng Phạm Lãi với người đẹp Tây Thi bỏ trốn đi dạo chơi ở Ngũ Hồ. Sau khi bỏ đi, Phạm Lãi trở thành một nhà thương buôn thành đạt và giàu có nổi tiếng ở thôn Đào (?) nên được người đời gọi là Đào Công. Phạm Lãi được tôn là Tài thần. Trong dịp khai trương tiệm quán, cơ sở kinh doanh, người Trung Quốc và người Hoa hay tặng nhau tấm đại tự “Đào Công phất nghiệp” để chúc nhau việc kinh doanh, buôn bán thành đạt.

 Amin

Tết Trung Thu

Nguồn gốc
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh lúa nước có khởi nguồn từ đồng bằng sông Hồng. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Sau này người Hoa tiếp nhận từ văn hóa Việt và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Sau này khi chiếm Trung Nguyên và Nam Dương Tử nhà Hán cũng du nhập luôn những nét văn minh gốc nông nghiệp của người Việt bởi vốn dĩ văn minh Hán là văn minh du mục và trồng khô. Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.

Hoạt động chính

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".

Ami

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Hội nhập văn hóa - Cơ hội và thách thức


QĐND - Để tồn tại trong một thế giới với vô số đặc điểm phức tạp, các quốc gia và dân tộc trên thế giới phải mở rộng hợp tác và giao lưu với nhau nhằm tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Xu thế phổ biến trên toàn thế giới hiện nay là mở cửa về nhiều mặt: Kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự và văn hóa... Đã qua rồi cái thời mà tầm nhìn chúng ta chỉ hạn chế trong đường biên giới quốc gia.
Những di sản văn hóa thế giới đã đi vào lòng mọi người và được trân trọng tự hào. Những địa danh như: Vịnh Hạ Long, Ăng-co Vát, Chùa Vàng, Kim Tự Tháp, Tượng Nữ Thần Tự Do… luôn là biểu tượng gần gũi đối với mọi người trên hành tinh. Trong bất cứ xã hội tiến bộ nào, văn hóa thông tin cũng luôn là động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Văn hóa thông tin là nhịp cầu nối liền sự tiến bộ của các quốc gia với nhau và sự hội nhập các nền văn hóa, các khu vực và toàn thế giới sẽ tạo nên một hành tinh hòa bình, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và tiến bộ.
Trên thế giới, ở đâu có con người, thì ở đó có văn hóa. Văn hóa là nền tảng tinh thần của mỗi dân tộc, được hun đúc, xây dựng bằng bề dày lịch sử mà chủ nhân sáng tạo ra nó là các thế hệ con người nối tiếp nhau. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện thông tin hiện đại đã giúp cho thế giới xích lại gần nhau một cách nhanh chóng hơn. Đặc biệt, công nghệ truyền thông internet đang phát triển như vũ bão, tạo nên những siêu lộ thông tin có dung lượng lớn và tốc độ cao, chuyển tải mọi thông tin một cách nhanh chóng. Sự bùng nổ thông tin toàn cầu vừa là vận hội lại vừa là thách thức.
Chúng ta đang từng bước hội nhập toàn diện, trong đó có hội nhập văn hóa với khu vực và thế giới, nhưng trong thực tế, thách thức mới đã và đang đặt ra cho chúng ta trong giai đoạn mở cửa hiện nay cách tiếp nhận cũng như việc quản lý lãnh đạo, chỉ đạo công tác này như thế nào? Thách thức thì phải có giải pháp: Các nhà lãnh đạo văn hóa-thông tin phải đi trước một bước, phải có sự tính toán kỹ lưỡng nhằm tháo gỡ và ngăn chặn những nguồn thông tin độc hại đang từng ngày từng giờ xâm nhập vào đất nước ta. Nếu có biện pháp ngăn chặn, chúng ta sẽ tìm ra cách “gạn đục khơi trong”. Việc mở cửa và vận dụng chính sách kinh tế nhiều thành phần là một việc làm đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Sự thành công đã được minh chứng bằng đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam ngày càng được cải thiện, củng cố và phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian qua, có lúc, có nơi chúng ta còn buông lỏng sự quản lý Nhà nước về văn hóa, nhiều loại sản phẩm văn hóa từ các nước cùng một lúc xâm nhập vào Việt Nam với nhiều hình thức và đặc biệt xâm nhập rất nhanh thông qua mạng internet.
Đáng chú ý, thông qua xa lộ thông tin toàn cầu, hằng ngày, hằng giờ có khá nhiều thông tin độc hại bằng tiếng Việt, công khai xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền, quảng bá lối sống sa đọa, tự do buông thả… Mục đích của chúng là làm chuyển hóa nhận thức, suy nghĩ, hành động, đạo đức, lối sống và phong cách sống của thế hệ trẻ - đối tượng thường xuyên có điều kiện tiếp xúc với mạng internet và một số phương tiện truyền thông đại chúng khác.
Để kịp thời định hướng và uốn nắn những tư tưởng lệch lạc, xa rời thực tế, đua đòi và lai căng, chúng ta phải nhanh chóng khắc phục sự xuống cấp đến mức báo động về đạo đức của một bộ phận trong giới trẻ hiện nay. Cái gốc của bản sắc văn hóa là tâm hồn cao đẹp của người Việt Nam từ ngàn đời nay. Tâm hồn ấy, nhân cách ấy đã được thể hiện qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chúng ta không thể chấp nhận lối sống thiếu văn hóa, phi đạo đức của một số kẻ cố tình quay lưng lại với lịch sử văn hóa của dân tộc. Những tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, lối sống tự do buông thả... đang làm cho nền tảng đạo đức xã hội xuống cấp.
Đảng và Nhà nước ta luôn có chủ trương đúng đắn trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta sẵn sàng mở cửa để đón nhận nền văn minh của nhân loại, trân trọng tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc. Chúng ta cũng làm hết sức mình để đưa niềm tự hào của văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Sự giao lưu ấy đã đem lại hiệu quả to lớn trong việc thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong khu vực và thế giới.
Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác chỉ đạo và giám sát, đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam, không ngừng bồi đắp truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa kết hợp với giáo dục nhân cách con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đặc biệt là việc giáo dục pháp luật nhằm làm cho nhân dân hiểu biết pháp luật và làm theo pháp luật. Chỉ có như vậy, chúng ta mới tạo ra được môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi các loại hình văn hóa độc hại, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Trần Bình Tám

Đề Cương môn LSVN II

Một số vấn đề ôn thi LSVN 2 (1858 - nay): 

1. Quá trình xâm lược VN của TD Pháp (1858 - 1884), trách nhiệm của Nhà Nguyễn về việc mất nước.
2. Phong trào GPDT theo khuynh hướng TS ở VN đầu thế kỷ XX: Nguyên nhân xuất hiện khuynh hướng vô sản, xu hướng bạo động, xu hướng cải cách, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào.
3. Sự ra đời của ĐCSVN đầu năm 1930: Hoàn cảnh, ý nghĩa. Đánh giá vai trò, công lao của Nguyễn Ái Quốc (hoạt động, cương lĩnh, quá trình truyền bá CN Mác le nin...
4. Các phong trào cách mạng 1930 - 1945:PT cách mạng 1930 - 1931& Xô Viết Nghệ Tĩnh (như đã thảo luận); Phong trào GPDT 1939 - 1945( Sự chuyển hướng chiến lược của Đảng, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử CMT8 1945);
 5. Tình hình VN sau CMT8, Những thắng lợi to lớn của CMVN trong thời kỳ 1945 - 1946 (chống thù trong, giặc ngoài, Hiệp định Sơ bộ 6/3,...)
6. Những thắng lợi trên mặt trận quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, ý nghĩa lịch sử..
.7. Tình hình và nhiệm vụ của CMVN sau HĐ Giơnevo, những thắng lợi tiêu biểu của cuộc kháng chiến Chống Mỹ cứu nước (Quân sự, Ngoại giao (Hiệp định Pari 1973)), nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc KCCMCN.Nhờ em thông báo với các bạn để ôn thi. Chúc các em sức khỏe, thi tốt để ăn tết vui!

Tuấn Anh

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Lịch Thi Học Kì I Năm 2011-2012

STT
Mã học phần
Tên học phần
Số TC
Ngày thi
Ca thi
Hình thức thi
Phòng thi
1
TA20061
Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch 1
4
24/12/2011
1 (07:00-09:00)
Viết 120p
B1 201
2
DL20029
Văn hóa du lịch
3
27/12/2011
4 (15:15-17:15)
Viết 120p
B2 103
3
DL20005
Giao lưu văn hoá quốc tế
3
29/12/2011
4 (15:15-17:15)
Viết 120p
B3 202
4
DL20006
Phong tục tập quán Việt Nam
3
31/12/2011
3 (13:00-15:00)
Viết 120p
B2 205
5
LS20105
Lịch sử Việt Nam 2 (từ 1858 đến nay)
3
04/01/2012
2 (09:15-11:15)
Viết 120p
B3 202
6
DL20010
Hệ thống di tích Lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh VN
3
06/01/2012
1 (07:00-09:00)
Viết 120p
B3 201
7
TN10008
Thống kê xã hội học
2
08/01/2012
2 (09:15-10:45)
Viết 90p
B3 301
8
CT10004
Đường lối cách mạng của Đảng CSVN
3
11/01/2012
6 (16:05-17:05)
Trắc nghiệm máy
P.Máy 03

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch

          Trong nhận thức mới của nhân loại, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những gì con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội; một hệ thống tổng hoà các giá vật chất và tinh thần, vật thể và phi vật thể, tĩnh và động; là hoạt động sáng tạo cả tinh thần lẫn vật chất, chứ không bó hẹp trong hoạt động tinh thần sáng tạo như cách hiểu trước đây.
           Văn hoá thấm sâu và lan toả rộng ra khắp nơi, tác động trực tiếp lên tất cả các hoạt động của con người, trở thành động lực và mục tiêu của mọi hoạt động xã hội cũng như sự phát triển kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch.
         Nếu thiên nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, thì văn hoá là cái nôi thứ hai, trong đó toàn bộ đời sống tinh thần của con người được tạo ra, nuôi dưỡng và phát triển. Bao nhiêu khát vọng được hình thành và thoả mãn, trong đó có khát vọng được đi tìm cái mới, cái khác trong đời sống thường nhật của mình. Nói cách khác văn hóa là nền tảng của du lịch. Mỗi dân tộc có những sự khác nhau trong ăn mặc, nói năng, sinh sống, đi lại, lễ nghi, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng... Cùng một dân tộc, nhưng ở các vùng, miền khác nhau thì tính chất, kết cấu, mô thức văn hoá cũng đã khác nhau. Chính sự khác nhau đó là sự hấp dẫn du lịch, tạo ra các loại hình du lịch. Sự trường tồn của văn hóa, tính tiên tiến và bản sắc văn hóa cùng với sự tồn tại và phát triển của nhân loại sẽ quyết định sự phát triển của du lịch.
      Một nơi muốn trở thành một điểm du lịch thì thuận lợi nhất là phải có tài nguyên du lịch hấp dẫn, được sử dụng để phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Đối với phần lớn du khách, chính sự hấp dẫn của điểm du lịch mới là động cơ thúc đẩy họ đi du lịch chứ không phải là tiện nghi của khách sạn hay khu du lịch. Chỉ những điểm du lịch hấp dẫn, an toàn và thân thiện, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh, an ninh và chất lượng, mới thu hút được khách du lịch, mới có thể thành công cả trong hiện tại và tương lai, hay nói một cách khác là mới phát triển bền vững được.
         Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta rất đa dạng, phong phú; vị trí địa lý thuận lợi cho việc đi lại của khách cả  đường bộ, đường không và đường thuỷ là những thế mạnh của Việt nam. Song, tài nguyên du lịch nhân văn mang đậm nét bản sắc dân tộc của công động 54 dân tộc trên đất Việt, công cuộc đổi mới đất nước thu được nhiều thành tựu, kinh  tế phát triển, chính trị ổn định, đường lối đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá, muốn làm bạn với tất cả các nước, càng nhân lên sức hấp dẫn du lịch. Trên 4 vạn di tích, trong đó có 4 di sản văn hoá Thế giới, khoảng 3.000 di tích cấp quốc gia đã được xếp hạng (79,3% số di tích xếp hạng quốc gia là phân bố ở Bắc Bộ, 14,4% ở Nam Bộ và 6,3% ở Trung Bộ), khoảng 3.000 làng nghề truyền thống, trên 1.000 lễ hội đang hoạt động, hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian, ca múa nhạc dân tộc truyền thống (rối nước, chèo, tuồng cổ, phong tục tập quán...) và nhiều thiết chế văn hóa khác là những nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc của đất nước.
       Du lịch có mối quan hệ mật thiết đối với văn hoá. Văn hoá tạo ra sức hấp dẫn du lịch. Bản thân tài nguyên du lịch nhân văn là sự thể hiện của văn hoá xã hội. Cảnh quan thiên nhiên cũng là sự hấp dẫn du lịch quan trọng khác, tuy do tự nhiên tạo ra ban đầu, nhưng muốn khai thác được phải có sự đầu tư tôn tạo của bàn tay con người. Do đó, cảnh quan thiên nhiên không tách rời khỏi cảnh quan nhân văn, mà phải thống nhất trong hệ thống văn hoá hoàn chỉnh mới có sức hấp dẫn du lịch lâu dài và bền vững. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch là do con người tạo ra nên nó mang tính văn hoá. Cộng đồng dân cư nơi khách đến, nhân viên làm du lịch đều cần phải có trình độ văn hoá nhất định nào đó mới có thể phục vụ được khách du lịch, mới có thể sáng tạo được môi trường du lịch tốt.
       Được “xây” trên nền văn hóa, phát triển phải dựa trên nền tảng văn hóa, nhưng du lịch không thụ động mà có những tác động trở lại văn hóa, phát triển vì mục tiêu văn hóa, góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa. Trong sự phát triển của lịch sử nhân loại, văn hoá xã hội của các vùng, miền, các dân tộc, các khu vực có sự giao lưu, thâm nhập, giao thoa với nhau. Bên cạnh sự giao lưu ngày càng tăng giữa các nền văn hoá trên thế giới nhờ vào sự phát triển của giao thông, thông tin liên lạc, ngoại giao và thương mại, thì hoạt động du lịch thúc đẩy hoạt động giao lưu văn hoá một cách trực tiếp và nhanh nhất. Bởi lẽ, một mặt nhu cầu du lịch là sự mong muốn được thoả mãn sự tìm hiểu các nền văn hoá khác, thôi thúc con người đi du lịch để giao lưu; mặt khác du lịch là hoạt động thực tiễn của con người, theo nghĩa rộng, nó thuộc về phạm trù văn hoá, là một hoạt động văn hoá mang tính cao cấp, xuất hiện và xếp sau các hoạt động văn hóa đáp ứng nhu cầu sống thường nhật của con người.
          Như vậy, du lịch là một hoạt động văn hoá mang tính tổng hợp và xã hội hoá cao. Mọi hoạt động của nó đều theo đuổi hoặc chứa đựng một loại hình, một hình thức văn hoá nào đó. Dù ý thức hoặc vô thức từ phía người làm du lịch, văn hoá đều phải xuyên suốt các mặt hoạt động của du lịch. Các nhu cầu du lịch chủ yếu bao gồm đi lại, ăn uống, lưu trú, mua sắm, tham quan, vui chơi giải trí đều chứa đựng đặc trưng văn hoá. Trong ăn uống, lưu trú, đi lại, mua sắm không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt bình thường mà còn là sự khám phá, thưởng thức, trải nghiệm; tham quan và vui chơi giải trí là nhu cầu đặc trưng của chuyến đi du lịch càng thể hiện rõ nét hơn tính văn hoá. Tất cả các dịch vụ và hàng hoá du lịch đáp ứng được các nhu cầu này có giá trị đối với khách du lịch ở chỗ nó thoả mãn được các nhu cầu tìm đến cái mới, cái khác biệt của nơi họ đến du lịch so với nơi ở thường ngày của mình, giúp cho du khách tìm được cái đáp ứng khát vọng hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, ba trụ cột vĩnh hằng của sự phát triển văn hoá nhân loại.
Ai cũng biết rằng, du lịch tuy phải dựa vào kinh tế để có cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động du lịch và bản thân du lịch cũng là một ngành kinh tế tổng hợp, nhưng nhìn tổng thể và xét cho đến cùng thì du lịch là một hoạt động văn hoá. Tính văn hoá của du lịch, hay nói gọn là văn hoá du lịch, không phải là phép cộng đơn thuần giữa văn hoá với du lịch mà là hình thái văn hoá trong lĩnh vực du lịch, có nội dung xác định. Văn hoá du lịch là một hình thức văn hoá xã hội đặc thù, do hoạt động du lịch sinh ra hoặc liên quan mật thiết với nó. Văn hoá du lịch sẽ phát triển cùng với sự phát triển của du lịch.
       Hoạt động du lịch sẽ góp phần giới thiệu, giá trị nền văn hoá độc đáo của Việt Nam mấy nghìn năm văn hiến thông qua xúc tiến du lịch, tổ chức tạo sản phẩm phục vụ khách và tổ chức các chương trình du lịch. Bằng các ấn phẩm quảng cáo xúc tiến, vẻ đẹp về đất nước, con người Việt Nam sẽ được giới thiệu trong và ngoài nước. Trong quá trình hoạt động, ngành Du lịch phải làm cho sản phẩm, dịch vụ của mình chứa đựng ngày càng tăng hàm lượng văn hoá ngay từ xây dựng các công trình du lịch, tổ chức các dịch vụ khách sạn, hướng dẫn, giới thiệu tham quan, vui chơi giải trí và cả trong thái độ phục vụ khách... Như vậy không phải chỉ có ngành Du lịch giới thiệu nền văn hoá Việt Nam với khách, mà các ngành, địa phương và nhân dân nơi khách đến đều phải có trách nhiệm và truyền tải được giá trị độc đáo của bản sắc văn hóa nước ta đến với du khách quốc tế và đặc trung riêng có của văn hóa mỗi vùng, miền, dân tộc đến với khách du lịch nội địa.
Trong chuyến đi của mình, khách du lịch thường sử dụng các dịch vụ, hàng hoá và thường tiếp xúc với dân cư địa phương. Thông qua giao tiếp đó, văn hoá của cả khách du lịch và của cộng đồng dân cư nơi khách đến được trau dồi và nâng cao. Du lịch tạo khả năng cho con người mở mang, tăng cường sự hiểu biết về lịch sử truyền thống, văn hoá, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội... làm giàu thêm khả năng thẩm mỹ, tôi luyện tình cảm, thoải mái tinh thần khi được tham quan kho tàng văn hoá nghệ thuật của đất nước, một vùng, một địa phương. Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và  nâng cao truyền thống dân tộc. Thông qua chuyến đi du lịch mà con người được làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử, văn hoá dân tộc, qua đó càng thêm yêu đất nước mình; cộng đồng dân cư địa phương cũng thấy được sự hấp dẫn của văn hoá bản địa, nhận thức ngày một sâu sắc việc bảo tồn di sản văn hoá vật thể và phi vật thể địa phương mình, góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên và xã hội. Du lịch quốc tế có vai trò quan trọng trong giáo dục tinh thần quốc tế, làm cho mọi người thấy cần thiết phải phát triển và củng cố các mối quan hệ quốc tế, làm cho các dân tộc gần gũi nhau hơn, góp phần bình thường hoá quan hệ, giữ gìn, củng cố hoà bình và tăng thêm tình hữu nghị giữa các dân tộc, tăng cường sự hợp tác, hội nhập trên mọi lĩnh vực vì lợi ích phát triển chung.