Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ: Không thể mạnh ai nấy làm!



Phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ: Không thể mạnh ai nấy làm! (14/05/2010)
Phat trien du lich cac tinh Bac Trung Bo Khong the manh ai nay lam
VH- Vừa qua, tại Nghệ An, Tổng cục Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo Liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc miền Trung.
Tham dự hội thảo có đại diện Sở VHTTDL các tỉnh, thành: Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, các doanh nghiệp du lịch  đến từ Thái Lan, Lào… và các công ty lữ hành trên cả nước.
Nhiều tiềm năng nhưng…
Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên – Huế, là trung điểm nối giữa hai vùng du lịch Bắc Bộ và Nam Trung Bộ, có điều kiện giao thông thuận lợi. Ngoài ra, còn có nhiều tuyến đường bộ và cửa khẩu đi sang nước bạn Lào.
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để liên kết với các tỉnh thành, vùng miền trên cả nước trong phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, có thể đẩy mạnh hợp tác với nước bạn Lào, Thái Lan trong việc thúc đẩy phát triển du lịch đường bộ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) thì các tỉnh trong khu vực lại chưa có liên kết chặt chẽ trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch chung cho toàn vùng. Mặc dù, có nhiều mô hình du lịch như: Hành trình kinh đô Việt cổ; Con đường di sản Miền Trung; Một ngày ăn cơm ba nước… nhưng lại không tiếp tục đầu tư, phát huy nâng cao chất lượng nên hiệu quả còn nhiều hạn chế.
Hiện nay, ngoài Thừa Thiên – Huế là trung tâm du lịch lớn, tập trung lượng khách du lịch đến với khu vực Bắc Trung Bộ, các tỉnh khác  có các tài nguyên du lịch đặc sắc nhưng chưa phát huy được lợi thế tạo sức hấp dẫn với du khách.
Ngoài ra, rất nhiều điều kiện khách quan cũng đã ảnh hưởng lớn tới số lượng du khách đến với khu vực. Hoạt động du lịch của khu vực chỉ tập trung vào một vài tháng trong năm do thời tiết, khí hậu khắc nghiệt. Vùng có nhiều gió Tây nóng, tập trung nhiều bão nhất cả nước, khí hậu mang tính chất chuyển tiếp, mùa đông lạnh, mùa hè nóng khô.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Nghệ An cho rằng: những kết quả thu được từ các hoạt động du lịch chưa xứng tầm với tiềm năng hiện có. Hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra tại vùng ven biển. Đặc biệt là chưa xây dựng được sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương, năng lực cạnh tranh ra thị trường còn thấp.
Bên cạnh đó, theo đại diện Sở VHTTDL Hà Tĩnh, nguồn nhân lực làm du lịch còn yếu nên chất lượng dịch vụ còn kém, nhàm chán. Sự phối kết hợp giữa các ngành, các địa phương chưa tốt. Tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa trong du lịch chưa cao. Công tác quản lý du lịch còn nhiều yếu kém thể hiện trong việc quản lý quy hoạch ở các khu điểm du lịch, khu di tích chưa đồng bộ, chồng chéo.
Cần liên kết để cùng phát triển
Đứng trước những tài nguyên du lịch còn bị lãng phí, khai thác kém hiệu quả trong khu vực, các đại biểu tham gia hội thảo đều cho rằng cần phải liên kết giữa các tỉnh trong vùng mang tính hệ thống và cần phải có một hướng đi thống nhất cho toàn vùng.
Theo đánh giá của PGS,TS Phạm Trung Lương (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch), chương trình du lịch nằm trọn trong một địa phương thường thiếu sự đa dạng, sản phẩm kém hấp dẫn do vậy sẽ hạn chế thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách du lịch.
Việc phát triển du lịch từ phát triển hạ tầng du lịch, xây dựng chương trình, sản phẩm du lịch đến xúc tiến quảng bá du lịch… cần có sự liên kết thực sự, đi vào bản chất của các địa phương trong khu vực Bắc Trung Bộ.
Theo đại diện Vụ Thị trường (Tổng cục Du lịch) thì việc phát triển du lịch Bắc Trung Bộ cần phải thống nhất xác định thị trường 86 triệu dân trong nước là căn bản cả trước mắt và lâu dài. Các sản phẩm du lịch không thể mạnh ai nấy làm. Càng không thể trùng lặp, đơn điệu, nhàm chán.
Cách khắc phục tình trạng này là cần liên kết để tìm ra một hướng đi thích hợp. Khảo sát sản phẩm theo định kỳ để từ đó chọn ra sản phẩm tiêu biểu nhất, hấp dẫn nhất đưa vào khai thác thử nghiệm để thu hút khách du lịch.
Ông Cao Trí Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam đề xuất bốn nhóm giải pháp liên kết. Trong đó, Tổng cục Du lịch cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lí du lịch địa phương và giữa các địa phương với nhau.
Qua đó, thống nhất về quy hoạch phát triển vùng, khuyến khích đầu tư cho các dịch vụ còn thiếu và chưa đạt chất lượng, đặc biệt là hệ thống khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển, điểm dừng mua sắm trên đường, các điểm giải trí ban đêm.
Chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn, cấp thẻ hướng dẫn tạm thời cho đội ngũ hướng dẫn tiếng Thái đã lớn tuổi, chưa qua trường lớp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các địa phương cũng sẽ tiết kiệm được chi phí, giới thiệu được thế mạnh của từng địa phương, tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của miền Trung.
Vì vậy, để du lịch Bắc Trung Bộ phát triển đồng đều mà không lãng phí các địa phương cần phối hợp chặt chẽ, liên kết để nối tour, kéo dài tuyến du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng cho toàn vùng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế từ hoạt động du lịch.
Tạ Đình Dũng

Tôn tạo di tích lịch sử : Cần một khung khổ pháp lý chặt chẽ


Theo www.chinhphu.vn - 2 năm trước
Chinhphu.vn)-Thời gian qua, dư luận đã lên tiếng về các sai phạm trong việc trùng tu các di tích lịch sử văn hoá, trong đó có việc tu bổ, tôn tạo tại một số di tích đã không đảm bảo kỹ thuật, yếu tố nguyên gốc của di tích ít được coi trọng. Vấn đề đặt ra là cần có một khung khổ pháp lý chặt chẽ cho công tác này.
 
Tôn tạo di tích lịch sử: Cần một khung khổ pháp lý chặt chẽ
Tượng sư tử đá ở đền Đô (Bắc Ninh) không phù hợp với cảnh quan di tích. Ảnh: Tuổi trẻ Online.
Mới đây, Đoàn Thanh tra Bộ Văn   hoá-Thể thao và Du lịch (BVTTTDL) đã kiểm tra việc thực hiện Luật Di sản văn hoá đối với các di tích lịch sử tại  4 tỉnh phía Bắc gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang và Nam Định.
Các di tích được thanh tra là di tích cấp quốc gia đang trong quá trình tu bổ, sửa chữa và đã được báo chí phản ánh về tình trạng vi phạm các yếu tố gốc làm ảnh hưởng đến kiến trúc nghệ thuật của di tích.
Nhiều vi phạm trong tôn tạo, tu bổ di tích
Theo kết quả đánh giá sơ bộ, các dự án trùng tu thực hiện bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đều tuân thủ quy định của Luật Di sản văn hoá, thực hiện tốt quy trình đầu tư, xây dựng và các quy định về tu bổ di tích, kỹ thuật được bảo đảm như đình Đình Bảng, chùa Kim Liên, đình Sùng Văn, chùa Keo, chùa Dâu, chùa Bổ Đà, đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền...
Tuy nhiên, vẫn có tới hơn một nửa trong số 15 di tích được kiểm tra có vi phạm, chủ yếu là ở các dự án thực hiện bằng nguồn vốn địa phương hay nguồn công đức.
Những vi phạm thường thấy là: việc tu bổ không theo đúng quy trình kỹ thuật, thi công không đảm bảo, các yếu tố nguyên gốc của di tích ít được coi trọng. Một số vi phạm còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kiến trúc nghệ thuật của di tích.
Ở chùa Trăm Gian (Hà Nội), việc trùng tu, tôn tạo được thực hiện trong khi hồ sơ thiết kế chi tiết chưa được Bộ VHTTDL thông qua. Một số hạng mục được làm mới thêm (như tả vu, hữu vu, nhà ngự, kè hồ, bệ tượng) không đảm bảo yếu tố gốc, đã che toàn bộ những bức phù điêu đất nung quý, tiêu biểu cho nghệ thuật gốm không men của Việt Nam cuối thế kỷ XVI... Do đó phá vỡ bố cục di tích, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan di tích.
Tại đền Và, công tác thi công chưa khoa học, những người thực hiện thi công đã tự động tháo dỡ tường, đưa hai sư tử đá vào đền không phù hợp với kiến trúc cảnh quan của di tích này.
Việc trùng tu, tôn tạo đền Đô ở Bắc Ninh cũng có những vi phạm tương tự: hai con sư tử bằng đá đặt trước cửa đền, việc treo đèn chùm trong nội tự đền… đã phá vỡ cảnh quan di tích. Tại chùa Dâu, Đoàn kiểm tra phát hiện mái ngói nhà tiền thất đã bị xô, dẫn đến dột cục bộ và 8 hộ dân nằm trong quy hoạch của dự án cũng chưa được giải toả…
Theo ông Vũ Xuân Thành - Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL, nguyên nhân của những vi phạm nói trên chủ yếu là do một số đơn vị thi công chưa có kinh nghiệm trong việc tu bổ di tích, đặc biệt là các kiến thức về kỹ thuật tu bổ và bảo quản hiện vật, dẫn đến xa rời yếu tố nguyên gốc; hồ sơ không được Cục Di sản văn hoá phê duyệt và thiếu sự kiểm tra, giám sát  thường xuyên của các cơ quan chức năng. Thêm vào đó, người dân địa phương thường có tâm lý thích “hoành tráng", "khang trang”… nên đã đưa một số vật liệu mới vào thi công, đưa các đồ trưng bày hiện đại vào trang trí ảnh hưởng đến tính nguyên bản của di tích.
Việc trùng tu, tôn tạo di tích phải tuân thủ quy trình chuẩn
Mục tiêu đặt ra là phải bảo tồn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích, trong đó ưu tiên việc giữ gìn, bảo quản các di tích kiến trúc với các mảng chạm khắc nghệ thuật. Thêm vào đó cũng cần chú ý đến sự bền vững lâu dài cho di tích sau khi được tu bổ. Cuối cùng là nguyện vọng của cộng đồng cư dân đang trông nom gìn giữ di tích cũng cần được tôn trọng, xem xét xử lý.
Nhận xét về quy trình trùng tu, tôn tạo lại di tích hiện nay, Thứ trưởng Trần Chiến Thắng đã nêu  một số bất cập, đó là đơn vị chịu trách nhiệm thi công chưa có kinh nghiệm trong việc tu bổ di tích lịch sử - văn hoá. Bên cạnh đó, hiện nay, việc tu bổ, tôn tạo và nâng cấp di tích cũng bị “vướng” do một số quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu. Chẳng hạn, trong đấu thầu thi công, đơn vị nào đưa  giá thấp nhất sẽ thắng thầu, bất kể việc họ có kinh nghiệm hay không. Vì vậy, Bộ VHTTDL đã trình Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá tại kỳ họp thứ 12.
Để từng bước khắc phục các vi phạm, trong thời gian tới, Thanh tra Bộ sẽ tổ chức 3 lớp tập huấn về quản lý, bảo quản và kỹ thuật trùng tu, tu bổ di tích cho các lãnh đạo cấp quận - huyện của sở chuyên ngành, Chánh Thanh tra và các Trưởng phòng quản lý di tích trong cả nước.
Bộ VHTTDL cũng đã đề xuất việc ban hành quy trình chuẩn về trùng tu di tích, trong đó có yêu cầu chỉ huy công trình phải là người có kinh nghiệm, có chứng chỉ hành nghề do Bộ cấp.
Ngay sau khi có kết quả thanh tra, Bộ VHTTDL đã ban hành Chỉ thị 73 (ngày19/5) về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hoá, tín ngưỡng.
Theo Chỉ thị này, các Sở VHTTDL tăng cường kiểm tra công tác quản lý di tích, gắn với trách nhiệm của chính quyền, các đoàn thể ở huyện, xã trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao trách nhiệm bộ máy quản lý, tăng cường kiểm tra các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện đúng các qui trình, qui định, thủ tục triển khai các dự án tu bổ di tích.
Chỉ thị 73 trước mắt, sẽ tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ để các đơn vị liên quan cùng vào cuộc thực hiện kiểm tra giám sát việc trùng tu di tích từ giai đoạn đầu cho tới khi hoàn thiện, tránh những sai sót làm mất đi tính nguyên bản của di tích.
Cần làm rõ khái niệm "Yếu tố gốc cấu thành di tích"
Ngày 2/6, Quốc hội đã cho ý kiến về  dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá, trong đó tập trung vào một số nội dung bổ sung khái niệm "yếu tố gốc cấu thành di tích"; bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích …  
Hầu hết các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá sau gần 8 năm thực hiện là việc làm cần thiết, được đông đảo nhân dân và những người làm công tác bảo vệ di sản văn hoá quan tâm, mong đợi và đồng tình. 
Đa số đại biểu đề nghị làm rõ khái niệm "yếu tố gốc cấu thành di tích", bởi nếu theo định nghĩa trong dự thảo Luật: " Yếu tố gốc cấu thành di tích là yếu tố có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng của di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, được hình thành từ đầu hoặc được bổ sung trong quá trình tu bổ, phục hồi (bổ sung khoản 15 Điều 4) thì không thể gọi là gốc và nếu quan niệm "yếu tố gốc cấu thành di tích" như trên có thể sẽ làm tình trạng vi phạm khi trùng tu di tích tiếp tục tái diễn.
 Đại biểu Quốc hội đề nghị cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền  Luật Di sản văn hoá trong các tầng lớp nhân dân, nâng cao trách nhiệm mỗi cá nhân trong tham gia bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
15 di tích đang trong quá trình trùng tu, tôn tạo:
Hà Nội- (6 di tích): chùa Trăm Gian, đền Và, chùa Bối Khê, đình Mông Phụ, đình Thuỵ Phiêu, chùa Kim Liên.
Bắc Ninh -(4 di tích): đình Đình Bảng, đền Đô, chùa Dâu, đền Rồng.
Bắc Giang -(2 di tích): chùa Bổ Đà, đình Thổ Hà.
Nam Định -(3 di tích): đình Sùng Văn, chùa Keo, đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền. 

Vịnh Nha Trang


Bờ biển thành phố Nha Trang.
Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Trelà đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha. Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt Mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; nhiệt độ bình quân hàng năm là 26⁰C; nóng nhất 39⁰C, lạnh nhất 14,4⁰C. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới[11]. Trong số các đảo trong vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng như:
  • Hòn Mun là một đảo nhỏ trong Vịnh, sở dĩ có tên là "Hòn Mun" vì phía đông nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. Kết quả khảo sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam. người ta cũng đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới[12]. Từ năm 2001, Khu bảo tồn biển Hòn Mun ra đời bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng nước xung quanh. Diện tích khoảng 160km2 bao gồm khoảng 38 km2 mặt đất và khoảng 122 km2 vùng nước xung quanh các đảo. Đây là khu bảo tồn biển duy nhất tại Việt Nam hiện nay.
  • Hòn Nhiểu (còn gọi đảo Bồng Nguyên) nơi có Thủy Cung Trí Nguyên với những sinh vật biển kỳ lạ. Cách hồ là bãi sỏi đủ màu, đủ dáng, trải thành từng lớp trên bờ thay cho cát trắng
Khách sạn Vinpearl
Cáp treo nối đất liền với đảo Vinpearl, là tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới.
  • Hòn Tằm một điểm du lịch sinh thái biển đảo hấp dẫn, nơi đây vẫn còn lưu lại vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới xanh mướt, bờ cát dài lãng mạn. Phía sau đảo này có một hang đá rất đặc biệt, kỳ bí mới được ngành du lịch phát hiện và đưa vào khai thác. Đó là hang Dơi, nơi có rất nhiều đàn dơi cư trú trên những vách đá cheo leo ở độ cao 60m. Đảo được đầu tư phát triển nhiều loại hình thể thao bãi biển như dù bay, bóng chuyền bãi biển, đua xuồng Kayak, leo núi….
  • Hòn Tre đảo lớn nhất trong vịnh Nha Trang với diện tích trên 32.5 km², nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 5km về phía Đông, cách cảng Cầu Đá 3,5km vị trí tương đối biệt lập, có bãi tắm thiên nhiên đẹp vào bậc nhất Việt Nam, thảm thực vật trong khu vực còn nguyên sơ, khí hậu ôn hoà, ít gió bão, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển. Khu vực quy hoạch đảo bao gồm 2 khu vực chức năng: Khu Vũng Me - Bãi Trũ - Đầm Già - Bãi Rạn được quy hoạch hướng tới một quần thể các dự án du lịch cao cấp bao gồm 7 dự án hiện có: Khu du lịch Con sẻ tre, Vinpearl resort & spa, Khu du lịch sinh thái và Thế giới nước Vinpearl, Công viên văn hóa Vinpearl, Công viên văn hóa Hòn Tre, Khu du lịch sinh thái Bãi Sỏi, Khu biệt thự và sân golf Vinpearl, giao thông đối ngoại của phân khu chủ yếu thông qua 2 cảng du lịch tại Vũng Me và tuyến cáp treo Vinpear (tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới[13]).Khu Đầm Bấy được quy hoạch theo mô hình khu du lịch cộng đồng bao gồm khu vực dự án Khu du lịch thế giới biển và dự án Làng du lịch sinh thái Đầm Bấy [14].
  • Hòn Chồng-Hòn Vợ gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi Lasan. Dưới chân đồi là bãi đá ngổn ngang có thể là do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này. Cụm đá lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn Cụm đá thứ hai có hình dáng một người phụ nữ ngồi trông ra biển - được đặt một cái tên có ý nghĩa gần gũi với Hòn Chồng - đó là Hòn Vợ, cụm đá này ít được du khách để ý hơn.
  • Đảo yến: đây không phải là tên riêng của một đảo nào, mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi vậy. Nhưng trong 19 hòn đảo ở Vịnh Nha Trang thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều yến nhất. Hòn Nội là đảo nằm phía trong, còn Hòn Ngoại nằm phía ngoài. Hòn Nội có bãi tắm đôi (có hai bờ biển một mặt hướng ra Vịnh Nha Trang mặt còn lại hướng vào một vũng lớn bị cô lập trong đảo mùa nước lên, nước sẽ tràn qua doi cát vào vũng) với cát trắng rất đẹp nhưng ít dùng cho du lịch chủ hoạt động chủ yếu trên đảo là khai thác Yến sào
Chạy dọc theo bờ biển Vịnh Nha Trang dài khoảng 7 km, trải dài từ xóm Cồn đến cảng Cầu Đá là đoạn đường Trần Phú con đường đẹp nhất Nha Trang nằm lượn theo bờ biển với rất nhiều ngôi biệt thự xinh xắn, những khách sạn cao cấp, nhà hàng sang trọng nối liền nhau. Xen vào đó là một hệ thống dịch vụ gồm bưu điện, nhà bảo tàng, thư viện, câu lạc bộ, các cửa hàng bán đồ lưu niệm.

[sửa]

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Danh lam thắng cảnh miền Bắc


Cát Bà - Điểm du lịch sinh thái

EmailInPDF.
cat_ba_9Cát Bà là nơi hội tụ giữa rừng với biển. Biển và rừng hoà quyện vào nhau tạo nên phong cảnh có một không hai…

Trên rừng, những chồi non đã hé nụ, ở các bãi tắm chính và những bãi tắm nhỏ nằm trên các hòn đảo là những dải cát nằm uốn lượn theo sườn núi nằm nghiêng nghiêng bên dòng nước trong xanh, quanh năm rì rào sóng vỗ.
Lần cập nhật cuối ( Chủ nhật, 16 Tháng 1 2011 15:41 )Đọc thêm...
 

Làng gốm Bát Tràng xưa và nay

EmailInPDF.

bat_trang_1Làng gốm sứ Bát Tràng - ngôi làng cổ khoảng 500 tuổi nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 10km về phía Ðông Nam, bên tả ngạn sông Hồng, trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, tên xã Bát tức Bát Tràng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1352. Nhưng theo dã sử thì vào thời nhà Lý (1010-1225) dân từ xã Bồ Bát thuộc tỉnh Ninh Bình đến lập nghiệp tại vùng đất này và đặt tên là xã Bát Tràng. Sở dĩ người dân Bồ Bát chọn vùng đất này để lập nghiệp vì ở đây có đất sét trắng-một nguồn nguyên liệu tốt để cho ra những sản phẩm gốm có chất lượng cao. Hơn nữa, vùng đất này nằm cạnh bờ sông Nhị tức sông Hồng sẽ thuận lợi cho việc giao thông, chuyên chở và trao đổi hàng hóa.

Lần cập nhật cuối ( Thứ bảy, 08 Tháng 1 2011 10:35 )Đọc thêm...
 

Vườn treo Sapa

EmailInPDF.
sapa_5Đất trời đã ban tặng cho nước ta một Sa Pa vừa huyền ảo, lúc ẩn, lúc hiện trong sương dày đặc, vừa kỳ vĩ, thơ mộng hệt như một vườn treo khổng lồ, nằm lơ lửng tận trời xanh, quanh năm sương mù bao phủ...



Lần cập nhật cuối ( Thứ bảy, 08 Tháng 1 2011 10:18 )Đọc thêm...
 

Thung Nai mùa nước cạn

EmailInPDF.
thung nai 1Thung Nai, một địa danh nổi tiếng của Hòa Bình với nhiều cảnh đẹp, vào mùa nước nổi được ví như một Hạ Long trên cao nhưng ít ai biết rằng vào mùa nước cạn Thung Nai cũng rất đẹp.

Thung Nai là một xã lòng hồ sông Đà thuộc huyện Cao Phong - Hòa Bình nằm cách trung tâm thành phố Hoà Bình khoảng 25km và cách Hà Nội khoảng 110km. Cái tên Thung Nai được đặt do xưa kia tại thung lũng này nai về rất nhiều nên lâu dần đã trở thành cái tên chính thức của vùng đất này.
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 11 Tháng 1 2011 12:24 )Đọc thêm...
 

Đến thăm Việt Phủ Thành Chương

EmailInPDF.

viet phu thanh chuong 1Việt Phủ Thành Chương nằm ở xã Hiền Ninh, Sóc Sơn, Hà Nội. Lần đầu đặt chân đến đây, không ai có thể biết rằng, 9 năm trước, toàn bộ diện tích 10.000 mét vuông của Việt Phủ Thành Chương là đồi trọc, đất cằn


CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

1. Quan điểm chiến lược
a) Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng thúc đẩy các ngành khác phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại tiến bộ xã hội.
b) Tập trung phát triển du lịch theo hướng hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm, phát triển đồng thời du lịch nội địa và quốc tế.
c) Phát triển du lịch bền vững, đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa, gắn với an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, khai thác tối ưu lợi thế quốc gia, các nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy mạnh vai trò nòng cốt của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu phát triển Du lịch đến năm 2020, 2030
a) Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường, đưa Việt Nam trở thành điểm đen có  đẳng cấp trong khu vực Năm 2030, đưa Việt Nam thành một trong những điểm đến du lịch ưa chuộng, có  đẳng cấp trên thế giới.
a) Mục tiêu cụ thể
Tăng trưởng khách du lịch đạt 7-8 triệu khách quốc tế và 32-35 triệu lượt khách nội địa năm 2015, năm 2020 thu hút 11-12 triệu khách quốc tế và 45-48 triệu lượt khách du lịch nội địa, đến năm 2030 đạt 19-20 triệu cách quốc tế và 70 triệu lượt khách nội địa.
Thu nhập du lịch là mục tiêu tăng trưởng chính, đạt 10-11 tỷ USD năm 2015, đạt 18-19 tỷ USD năm 2020  và mục tiêu năm 2030 thu nhập du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.
GDP du lịch chiếm 5,5-6% GDP toàn quốc năm 2015, đạt mức tăng trưởng 15% năm. Năm 2020 GDP du lịch chiếm 6,5-7% tổng GDP cả nước, mức tăng đạt 12,8% năm.
Năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật ngành đạt 390 nghìn buồng năm 2015, 580 nghìn buồng năm 2020 và khoảng 900 nghìn buồng năng 2030.
3. Các chiến lược thành phân
- Chiến lược phát triển sản phẩm - thu hút thị trường
Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội.
Phát triển mạnh du lịch biển với hệ thống sản phẩm cạnh tranh khu vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển, Phát triển du lịch văn hoá gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hoá, lối sống địa phương, du lịch làng nghề. Đẩy mạnh phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, khám phá hang động, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn.
Thu hút khách du lịch theo các phân đoạn thị trường, tập trung khai thác thị trường có khả năng chi trả cao. Thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan, Úc); tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ.
Thu hút và phục vụ thị trường khách du lịch nội địa có nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan khám phá, kết hợp công việc, tham gia lễ hội, sự kiện.
- Chiến lược phát triển thương hiệu
-Mục tiêu tạo dựng được thương hiệu du lịch Việt Nam và một số thương hiệu du lịch nổi bật được biết đến rộng rãi trong khu vực và trên thế giới, xây dựng hệ thống tại bài bản các thương hiệu: du lịch Việt Nam, thương hiệu du lịch vùng điểm đến, thương hiệu sản phẩm du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch, các địa danh nổi tiếng.
Chiến lược thương hiệu gắn chặt với chiến lược sản phẩm-thị trường, phát triển du lịch theo vùng và chiến lược xúc tiến quảng bá, được tiến hành bài bản, được Nhà nước, các hiệp hội ngành nghề bảo hộ, tôn vinh và hỗ trợ phát triển.
-Chiến lược xúc tiến quảng bá
Tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hiện đại hóa hoạt động xúc tiến quảng bá, phát huy vai trò chủ đạo của cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia.
Xúc tiến quảng bá theo thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm nội dung trọng tâm. Đầu tư ứng dụng công nghệ cao, khai thác tối ưu công nghệ thông tin truyền thông, phối hợp tốt với đối tác quốc tế trong xúc tiến quảng bá du lịch. Gắn kết giữa khu vực nhà nước và khối doanh nghiệp trong xúc tiến quảng bá, có cơ chế phối hợp, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm hợp lý.
- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập trung phát triển nguồn nhân lực bậc cao. Hình thành hệ thống cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch mạnh, tăng cường đào tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch. Khuyến khích đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.
- Chiến lược phát triển du lịch theo vùng
Định hướng và tổ chức phát triển du lịch trên bảy vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hoá, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế, trong đó có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác sản phẩm có yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch theo vùng. Phát triển một số toại hình du lịch chuyên đề gắn với vùng ưu tiên. Các vùng phát triển du lịch gồm:
* Vùng trung du, miền núi phía Bắc: Bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang gắn với các hành lang kinh tế và các cửa khẩu quan trọng với Trung Quốc và Thượng Lào
Các địa bàn trọng điểm: TP. Lào Cai - Sa Pa - Phan Xi Păng; TP. Điện Biên Phủ và phụ cận; TP. Lạng Sơn và phụ cận Đền Hùng, vùng ATK.
* Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc: Gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Các địa bàn trọng điểm: thủ đô Hà Nội và phụ cận, Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long - Bái Tử Long.
* Vùng bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế gắn với hệ thống cửa khẩu quốc tế với Lào, với du lịch hành lang Đông Tây và hệ thống biển, đảo Bắc Trung Bộ.
Các địa bàn trọng điểm: Huế và phụ cận; Kim Liên - Vinh - Cửa Lò - Cầu Treo.
* Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: gồm các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với hệ thống biển đảo Nam Trung Bộ.
Các địa bàn trọng điểm: Đà Nẵng - Quảng Nam, Nha Trang - Ninh Chữ, Phan Thiết - Mũi Né.
* Vùng Tây Nguyên: gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng gắn với Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia
Các địa bàn trọng điểm: TP Đà Lạt và phụ cận, TP. Buôn Mê Thuột và phụ cận; Khu vực Bờ Y- TX. Kon Tum - TP. Pleiku.
* Vùng Đông Nam Bộ: gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hành lang du lịch xuyên Á.
Các địa bàn trọng điểm: Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh, Vũng Tàu - Côn Đảo.
* Vùng Tây Nam Bộ: Gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ gắn với du lịch tiểu vùng sông Mêkông.
Các địa bàn trọng điểm: Khu vực TP.Cần Thơ và phụ cận; Hà Tiên - Phú Quốc; Khu vực Đồng Tháp Mười.
- Chiến lược đầu tư phát triển du lịch
Tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch.
Nhà nước tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nơi có tiềm năng du lịch, cho thương hiệu du lịch quốc gia và các thương hiệu du lịch quan trọng, cho xúc tiến quảng bá, cho chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch, cơ sở đào tạo du lịch, chuẩn kỹ năng, chuẩn trình độ, nâng cao chất lượng giáo viên, đầu tư cho ngành đào tạo nhân lực bậc cao, nhân lực quản lý, tôn tạo tài nguyên du lịch, nâng cấp các di tích, di sản để phát huy giá trị khai thác phục vụ du lịch hiệu quả, quy hoạch phục hồi những công trình kiến trúc có giá trị phát triển các bảo tàng và các công trình văn hoá lớn phục vụ tham quan du lịch.
Đầu tư hình thành, phát triển các khu, điểm du lịch trọng điểm: tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các khu du lịch nghỉ dưỡng vùng ven biển, các khu nghỉ  dưỡng núi, các khu du lịch tổng hợp, giải trí chuyên đề, kết hợp trung tâm thương mại, mua sắm, hội nghị hội thảo.